Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Cổng thông tin điện tử huyện Hậu Lộc
Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật từ đường Họ Trần - xã Quảng Đức

                               Di tích lịch sử văn hóa và kiến trúc nghệ thuật từ đường Họ Trần - xã Quảng Đức

Xã Quảng Đức thời Lê được gọi là xã Quang Tiền, tổng Thái Lai huyện Quảng Xương, phủ Tỉnh Gia. Sau năm 1945 được gọi là xã Quảng Đức.

Trước năm 1945 xã Quảng Đức vẫn thuộc tổng Thái Lai, từ năm 1945 xã Quảng Đức gồm các làng: Hà Trung, Phú Đa, Quang Tiền, Tiền Thịnh, Thần Cốc.

Các làng Hà Trung, Phú Đa tử đầu thời Nguyễn đã xuất hiện các tên gọi này với quy mô là thôn thuộc Tổng Thái Lai. Tại làng Phú Đa hiện nay vẫn còn lưu giữ từ đường họ Trần gắn với kiến trúc từ đường họ Trần.

Vào thế kỷ XVIII, chế độ phong kiến Việt Nam bước vào giai đoạn khủng hưởng toàn diện. Tất cả những mâu thuẫn chứa đựng trong xã hội phong kiến được bộc lộ gay gắt, bùng nổ thành những cuộc đấu tranh xã hội, nền kinh tế sa sút mất mùa liên miên, phong trào khởi nghĩ nông dân diễn ra kịch liệt chưa từng có chống lại triều đình Lê Trịnh. Một cuộc khủng hoảng trong toàn bộ cơ cấu xã hội phong kiến diễn ra ở dằng Ngoài từ đầu thế kỷ 18.

Ở trung ương triêu fđình vua Lê chỉ còn là cái bóng mờ nhạt với một nhóm triêu fthaanf có chức không quyền trong nước. Tất cả kỷ cương đạo lý mà chính thể quân chủ chuyên chế đã dựng nên làm nền móng thống trị nay đã sụp đổ một cách thảm hại chế độ đó đã tự cô lập về chính trị và xã hội để tự chuốc lấy sự phẫn nộ của nhân dân. Sự sụp đổ của phong kiến nhà Nguyễn ở ĐÀng Trong đã nổ ra cuộc khởi nghĩa Tây Sơn phát triển mạnh mẽ người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ đã làm nhiệm vụ lập lại nền móng thống trị đất nước, bảo vệ dân tộc độc lập, chống quân xâm lược của nhà Thanh. Tây Sơn Nguyễn Huệ dòng họ trần xã Quảng Tiền huyện Quảng Xương đều có những vị quan lại Tri nhậm quản lý xã hội kinh tế chính trị ở địa phương ổn định, đời sống nhân dân ấm no, hết sức trung thành khi thi hành công vụ, có những đóng góp nhât sđịnh vào sự hưng thịnh của chế độ và công lao của họ đáng được ghi nhận và tôn trọng.

Về nhân vật lịch sử trong bối ảnh phức tạp của xã hội Việt Nam lúc đó. Nhà nước Lê Trịnh muốn bảo vệ ngại vàng chỉ còn chioox dựa là lực lượng binh lính mà nòng cốt là quân cận vệ như ông: Trần Công Ích, ông Trần công Khương là người họ Trần thuộc xã Quang Tiền, tổn Thái Lai huyện Quảng Xương đã phục vụ trong quân đội cận vệ. Có nhiều công sức đóng góp vào công cuộc củng cố bảo vệ nhà nước Lê Trịnh với thể chế chính trị và quyền lực. “Cung vua và phủ chúa song song tồn tại” ông Trần Công Khương và ông Trần Công Ích đều phục vụ dưới triều vua Lê Hiển Tông một ông vua trị vì lâu nhất trong lịch sử vương triều Việt Nam (1740 – 1786) 47 năm cùng 4 đời chúa trịnh: Minh Đô Vương Trịnh Doanh ( 1740 – 1767), Trịnh Đô Vương Trịnh Sâm( 1767 – 1782); Điện Đô Vương Trịnh Cán (1782); Doãn Nam Vương Trịnh Khải ( 1782 – 1786). Như vậy ông Trần Công Ích phục vụ dưới triều Lê được phong chức “ Bách hộ phấn lực tướng quân” có công tham gia việc giữ gìn trật tự an ninh ở vùng Thái Nguyên, Tuyên Quang. Ông Trần Công Khương củng được phong chức: “ Bách hộ phấn lực tướng quân”. Vì có công hộ giá vua Lê Hiển Tông từ buổi đầu được nối ngôi 1740. Đến năm 1786 quân Tây Sơn tiến quân ra Bắc đập ta lực lượng của nhà Trịnh giải phóng Thăng Long ngày 21/7/1786 lật đổ nền thống trị của nhà Trịnh gần 300 năm. Trong lần kéo quân ra Bắc lần thứ hai 1788, Nguyễn Huệ đã trừng trị những kẻ phản bội ở Bắc Hà lập lại traath tự chuẩn bị tổ chức hành chính, củng cố hệ thống quan lại ở các địa phương triều Lê tan rã. Đặc biệt ông rất chú ý đến đất Thanh Hóa vì đây là quê hương của vua Lê Chúa Trịnh. Đến năm 1788 Nguyễn Huệ lên ngôi hoàng đế năm 1789 ông kéo quân ra Bắc chuẩn bị đại phá quân xâm lược nhà Thanh, sau cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An vua Quang Trung tới Thanh Hóa tập kết quân ở làng Thọ Hạc trong thời gian này ông Trần Trọng Giảng người họ Trần xã Quang Tiền Tổng Thái Lai được bổ nhiệm chức tri huyện Quảng Xương, ban tước “ Giảng Đức Nam”. Giaoo cho ông trọng trách xét xử các vụ kiện tụng trong huyện và đôn đốc việc giao nộp quân lương, thuế má ở huyện QuẢNG Xương. Ở Thanh Hóa quân Tây Sơn được đón tiếp nồng nhiệt, các trai tráng nô nức tòng quân. Bài ca dao kêu gọi thanh niên nhập quân tây Sơn còn truyền tụng trong dân gian ở Thanh Hóa đến ngày nay  trong đó có câu:

“Anh đi theo chúa Tây Sơn

Em về cày cấy mà thương mẹ già”

          Khi nói đến người có công lao trong việc thi hành công vụ trung thành với chính thể mời nhà Tây Sơn là ông quan tri huyện Quảng Xương là Trần Trọng Giảng đã đôn đốc sức người, sức của để đống góp cho cuộc kháng chiến chống xâm lược nhà Thanh.

Các đạo sắc phong còn lưu giữ:

  • Đạo sắc năm Cảnh Hưng thứ 12 ( 1751);
  • Đạo sắc năm Cảnh Hưng thứ 44 ( 1783);
  • Đạo sắc năm Quang Trung thứ 2 ( 1789);
  • Đạo sắc năm Cảnh Thịnh thứ nhất (1793).

Ngôi từ đường họ Trần thôn Phú Đa, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương được xây dựng từ thế kỷ XVIII, mang đặc trưng phong cách kiến trúc thời Lê là nơi thờ các nhân vật lịch sử, nói lên sự kiện lịch sử thời Lê Trung Hưng và những nhân vật lịch sử như ông Trần Trọng Giảng là người có công trong việc ổn định xã hội thời Nguyễn- Nguyễn Tây Sơn dưới triều vua Quang Trung – Quang Toản.

Từ đường họ Trần thôn Phú Đa, xã Quảng Đức, huyện Quảng Xương tọa hướng Đông, nằm giữa thôn Phú Đa, xã Quảng Đức. Từ đường là ngôi nhà cổ 3 gian được xây dựng vào những năm cuối thế kỷ thứ XVIII, đến nay kiến trúc còn tương đối nguyên vẹn, trong Từ đường còn có các tư liệu Hán – Nôm, phần đồ thờ tương đối phong phú như: Sập hương án gỗ cổ,long ngai, giao ỷ bài vị. Khu vực xây dựng từ đường họ Trần: ngôi nhà 3 gian, dài 8,57m, rộng 6,6m, diện tích 56,7m2 ; phần dài 10m, rộng 9m, diện tích 90m2.

Nhà từ đường là công trình kiến trúc cổ thời Lê thế kỷ XVIII. Ban đầu là nhà kết cấu vì hai hồi có 6 cột ( hai cột cái, hai cột quân, hai cột hiên), hai vì giữa có 4 cột ( hai cột quân, hai cột hiên trốn hai cột cái). Phía trước có 3 chường cửa bức bàn cổ, ba mặt ( hai hồi và phiá sau) giường gỗ ( liệp bản), vách đố lụa. Đến năm 1990 phần gỗ bị mại ở chân nên sửa chữa và cho xây 3 mặt ( hai hồi và tường hậu), tường hồi tháo dỡ hệ thống cột hiên sau xây dựng tường bao giữa cột ( cột cũ).

Hệ thống vì: cả 4 vì đễ hệ thống kẻ bẫy lửa chuyền trước và sau . Ở mốc 4 vì đề là chuồng rường giá chảy. Mỹ thuật ngôi Từ Đường họ Trần mang đậm nét phong cách kiến trúc truyền thống thế kỳ XVIII. Toàn bộ kẻ Bẩy được soi chỉ cầu kỳ, đuôi kẻ và hai mặt kẻ chạm tứ quý lá, hoa, vân mây. Các điểm tiếp giáp cấu kiện như kẻ thượng, kẻ giữa, xà, đầu cột có các nét chạm khắc tài hoa được vắt vào nhau tất tự nhiên, hoàn thiện. Đặc biệt các đường nét cầu kỳ nhưng toàn bộ ngôi từ đường không có một mảng điêu khắc nào được hóa rồng; điều đó đã phản ánh các quy tắc cho việc thiết kế các công trình kiến trúc theo nghạch bậc, trật tự phẩm cấp của nhà nước phong kiến. Hệ thống  vì nóc có kết cấu kiểu giá chiêng, chồng rường chạm trỗ đường nét mềm mại uyển chuyển: từ câu đầu lên nóc nét chạm uốn lượn như cách chim dang ra như đang bay. Các dấu kê trên lưng giá chiêng chạm hình cánh sen, tiếp đến gối đỡ thượng lương hình mỏ vẹt chạm, có uốn lượn như cái nọ chào cái kia.

Ở gian giữa bụng câu đầu và bụng quá giang xoi kẻ chỉ nét  kép cầu kỳ. Quá giang được soi chỉ cả 3 mặt: 2 mặt bên và phần bụng. Các vì được liên kết với nhau bởi hệ thống xà đại, xà thượng và xà con. Các xà dọc, ngang soi chỉ 2 mặt, đầu quá giang chạm lá vân mây uốn lượn vắt xuống đầu nghé tạo nét uyển chuyển, gắn kết với nhau. Từ lưng xã lòng lên bụng cau đầu ở hai hồi còn giữ nguyên vách đố lụa, kết cấu rất hài hòa, ván nong dựng dưới bụng xà lòng chạm trở các họa tiết tinh xảo. Phần trước và sau ở đầu cột quân còn nguyên vẹn 6 bức xuân hoa, phía trước là bức xuân hoa tiện con tiện, xen kẻ các ô ván. Phía sau là bức xuân hoa kiểu hoành phi khắc chữ Hán.

Theo các cụ cho biết Từ đường làm từ lâu. Thời gian xây dựng có thể suy luận theo các tài liệu Hán văn còn giữ: Sắc phong năm 1751 phong cho ông Trần Công Ích và năm 1740 phong cho ông Trần Công Khương đã tham gia hộ giá vua Lê Thần Tông, hai đạo sắc thời Tây Sơn năm 1789 – 1793 cho thấy cơ sở để xác minh thời gian dựng đền. Nếu từ đường được dựng năm 1857 thì lại quá muộn, vì nhà Nguyễn thời gian này không bao giờ cho phép xây dựng hoặc lưu niệm dấu ấn của những người từng theo Tây Sơn. Như vậy năm Đinh Tỵ sớm là năm 1737 hoặc năm 1797 là năm khởi dựng là phù hợp. Qua nét chạm trỗ gỗ ở cấu kiện kiến trúc nhà, hiện vật trong từ đường như bình hương sứ Lê, đá Lê, long ngai gỗ Lê ta có thể kết luận đây là di tích kiến trúc thời Lê thế kỷ XVIII.

Chúng tôi dựa trên các cứ liệu Hán Nôm hiện còn lưu giữ tại Từ đường để biên dịch các nhân vật tiêu biểu có tác động đến lịch sử xã hội. Trong hoàn cảnh lịch sử lúc bây giờ. Mặc dù có nhiều phức tạp, triều đình Lê – Trịnh có nhiều biến động. Phong trào nông dân nổi lên ở khắp nơi nhưng trong dong họ Trần thôn Phú Đa đã góp một một phần công sức làm cho sự bình yên của xã hội như đã nêu trên. Công lao và sự nghiệp của các vị đã được triều đình ghi nhận , nhân dân mến mộ, con cháu dòng tộc tôn thờ và lưu giữ được mãi mãi đến ngày nay

Các tin liên quan

TRANG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ XÃ QUẢNG ĐỨC - HUYỆN QUẢNG XƯƠNG

Chịu trách nhiệm: Ông: Lê Thanh Bình - Chủ tịch UBND xã Quảng Đức.

Địa chỉ: thôn Tiền Thịnh - Quảng Đức - Quảng Xương - Thanh Hoá.

Số điện thoại: 0888.676.359

Website được thiết kế bởi Trung tâm Công nghệ thông tin và truyền thông Thanh Hóa